Theo kết quả nghiên cứu của các nhà thực vật học trong nước và nước ngoài, đến năm 2018, đã ghi nhận được ở Việt Nam 42 loài Trà hoa vàng. Trong đó, riêng ở vùng núi Tam Đảo (thuộc địa phận tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang và Thái Nguyên) có tới 8 loài.

      Trong số 8 loài này, có 5 hoặc 6 loài được coi là “Đặc hữu Tam Đảo”. Nghĩa là, các loài đó mới chỉ phát hiện thấy ở vùng Tam Đảo, mà chưa ghi nhận được ở bất cứ nơi nào khác, trong nước Việt Nam và trên phạm vi toàn thế giới. Đó là các loài: Trà vàng Tam Đảo, Trà vàng lá dày, Trà vàng ha kô đa, Trà vàng lông, Hải đường vàng …
Kết quả nghiên cứu về thành phần hóa học của tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng cho cho thấy, trong trà hoa vàng mọc tự nhiên và được Công ty TNHH Trà Hoa Vàng ở vùng Tam Đảo, có chứa các nhóm hợp chất có lợi cho sức khỏe như: flavonoid, saponin, polyphenol và các nguyên tố vi lượng như Selen (Se), Gecmani (Ge), Kẽm (Zn), Vanadi (V), Molypden (Mo), Mangan (Mn). 

     Đặc biệt hàm lượng Saponin gấp 5 lần các loại trà hoa vàng khác ( 14,44%mg/kg). Flavonoid là hợp chất quý có trong trà hoa vàng có tác dụng làm giãn nở mạch vành, giảm huyết áp cao, tăng cường co bóp tim, giảm số lần đập của tim, làm dịu cơn khát và giảm đờm, chống vi khuẩn và chống viêm, chống sự mỏng manh của mao mạch và tính thấm bất thường, chống khối u, bảo vệ gan và lợi mật, tiêu chảy, chống co thắt, tác dụng kích thích tố buồng trứng, hạ sốt và giảm đau, giảm cholesterol, lợi tiểu, v.v.